Giới thiệu sách

Unknown | 5:19 PM | 0 comments
Những quyển sách nên đọc trước khi bắt đầu chương trình dạy con từ sớm:

1. Bộ sách Phương án 0 tuổi của GS Phùng Đức Toàn



2. Dạy trẻ biết đọc sớm



3. Dạy trẻ thông minh sớm ( 0-1 tuổi)



Những cuốn sách trên đều có bán tại các nhà sách (ví dụ Tân Định)

4. Em muốn đến Hardvard học kinh tế ( search trên mạng rất nhiều)

5. Thiên tài và sự giáo dục từ sớm ( có file pdf trong mục giới thiệu sách)

6. Cách giáo dục của Carl Wester ( đọc 1 trong 2 cuốn này hoặc Em muốn đến Hardvard )
............................................................................................................................

Trò chơi cho bé dưới 1 tuổi

Unknown | 12:37 AM | 0 comments
Có rất nhiều cách để chơi với con bạn khi chúng mới vài tháng tuổi, sau đây là một số gợi ý:
Quả bóng đâu rồi nhỉ?
Để bé nhìn thấy bạn đặt quả bóng yêu thích của bé vào một chiếc hộp có nắp đậy, bạn hãy hỏi bé “Quả bóng đâu rồi nhỉ?”, tìm cách khuyến khích bé mở hộp và xem quả bóng bật ra hộp. Trò chơi này là một cách thú vị để nói với bé rằng quả bóng vẫn luôn ở đó, ngay cả khi bé không nhìn thấy nó.
Xây tháp bằng đồ nhà bếp
Bạn thực sự chưa cần đến một bộ đồ chơi đắt tiền để bé có thể làm quen với trò chơi lắp ghép trong năm nay đâu, chỉ cần vài chiếc hộp nhựa đựng thức ăn rỗng (nên chọn vài loại hộp có màu sắc sặc sỡ và kích thước khác nhau để thu hút sự chú ý của bé). Hãy giúp bé xếp chồng các hộp lên nhau, và với mỗi chiếc hộp được xếp lên, bạn hãy giải thích đơn giản cho bé về kích thước và màu sắc của hộp. Sau khi xây xong tháp, bạn và bé có thể đẩy nhẹ để tháp đổ ụp xuống và tạo ra tiếng động loảng xoảng vui tai. Trò chơi này không chỉ dạy cho các bé khái niệm về hình dạng và kích thước mà còn là bài học đầu tiên về nguyên nhân và hệ quả khi bạn nói với bé: “Ồ, con xem này, khi mình chạm vào những chiếc hộp này, chúng đổ xuống và gây ra tiếng động”
Ồ, tiếng động này phát ra từ đâu nhỉ?
Một trò chơi khác để giải thích cho trẻ về sự tồn tại bất biến của đồ vật là giấu những đồ chơi phát âm thanh của bé dưới một tấm chăn. Hãy bắt đầu bằng cách chỉ che một phần đồ chơi và làm nó kêu lên, bạn hãy bảo bé đi tìm đồ chơi của mình. Khi bé đã làm tốt việc này, hãy che phủ hoàn toàn món đồ chơi, gây tiếng động và lại bảo bé đi tìm. Nhớ chúc mừng bé khi bé tìm được đồ chơi của mình nhé!
Vui tắm cùng bé
Hãy biến giờ tắm của bé thành một trò chơi thật vui với nước. Bạn hãy chuẩn bị cho bé vài cái tách to nhỏ khác nhau, một cái ấm trà hoặc bình tưới nhỏ bằng nhựa, và một ít thìa (muỗng) đong nhựa. Để bé rót nước từ món này sang món khác và xem điều gì đang xảy ra, sau đó đến lượt bạn rót nước và để bé cố gắng hứng nước bằng đôi bàn tay nhỏ xinh của mình. Bạn cũng có thể thử cách này: giơ cao miếng bọt biển ướt để nước nhỏ giọt lên tay bé, sau đó hãy vắt miếng bọt biển để nước chảy xuống thành dòng, chuyển miếng bọt biển cho bé và xem bé thực hành điều vừa học được như thế nào nhé.
Mẹ đang ngủ
Bạn hãy ngồi xuống cạnh bé và nói “Mẹ chuẩn bị ngủ đây”, sau đó nhắm mắt lại vài giây rồi bất chợt mở to mắt và hào hứng nói “Chào con”. Việc nhìn thấy mẹ bất ngờ mở mắt và chào thông thường sẽ khiến trẻ bật cười. Sau vài lần, bạn hãy nhắm mắt lâu hơn và đợi xem phản ứng của bé nhé. Rất có thể các bé khoảng 6 tháng tuổi trở lên sẽ bắt đầu phát âm hoặc tìm cách lay gọi mẹ dậy.
Tiếng lá cây giòn tan
Nếu đang trong mùa lá rụng, bạn hãy thu gom một số loại lá khô có màu sắc, kích thước khác nhau và để bé khám phá chúng bằng tay của mình (tất nhiên là với sự giám sát của bạn rồi). Bạn hãy vò nát vài cái lá để bé có thể nghe tiếng lá khô vỡ vụn trong tay bạn và học được rằng việc vò lá cây khô sẽ tạo ra tiếng vỡ giòn tan như thế. Hãy chọn một chiếc lá to đủ để che gần hết khuôn mặt của bạn để chơi trò ú òa vui nhộn và quen thuộc với bé.
Xe ôtô lăn bánh
Đặt bé ngồi trên sàn đối diện với bạn và lăn chiếc xe ôtô đồ chơi nhỏ về phía bé, sau đó khuyến khích bé lăn trả chiếc xe về phía bạn. Hãy cố gắng giữ cho trò chơi tiếp diễn như vậy. Trò chơi qua lại này giúp dạy cho bé ý niệm về sự luân phiên, điều này sẽ rất cần thiết cho việc dạy bé cách thiết lập các cuộc đối thoại và sẻ chia.
Vẽ với bột dinh dưỡng
Trò chơi này sẽ hơi bừa bãi một chút đấy, nhưng đảm bảo là rất tuyệt. Hãy đặt bé vào ghế ăn của mình hoặc cho bé ngồi trên sàn rồi bày ra vài chén bột dinh dưỡng có màu sắc khác nhau cùng với một tờ giấy lớn. Hãy để bé tự do nhúng tay vào các chén bột và vẽ bức tranh của mình. Biết đâu bạn có thể phát hiện sớm khả năng hội họa của bé đấy! Nhưng nhớ là đừng căng thẳng với việc mọi thứ trông thật bừa bộn và bẩn thỉu nhé, hãy để bé hoàn thành xong tác phẩm của mình đã rồi hãy dọn dẹp.
Khơi dậy xúc giác
Chọn vài mẫu vật bằng nhiều chất liệu khác nhau quanh nhà bạn – một cái khăn lụa, một mảnh vài thô, một tấm bìa, một nhánh cỏ, một nắm cát, hoặc bất cứ thứ gì an toàn cho bế - hãy để bé chạm vào từng thứ một và cảm nhận. Hãy để ý xem bé thích cảm giác nào, sự êm mịn của tơ lụa hay sự thô ráp của vải thô, đây có lẽ là cách duy nhất để bạn nhận biết sở thích của con mình. Có một lưu ý nhỏ trong trò chơi này là bạn phải theo thật sát con mình và đừng để bé bỏ thứ gì vào miệng nhé!
Bộ sưu tập màu sắc
Một hoạt động hấp dẫn khác có thể giúp bạn dạy bé cách phân biệt màu sắc và đồ vật, đó là phân nhóm các đồ chơi yêu thích của bé theo màu sắc, mỗi nhóm màu nên có vài loại đồ chơi khác nhau. Sau đó, hãy để bé cầm các món đồ chơi lên, với mỗi món bé cầm lên, bạn hãy gọi tên màu sắc và tên của món đồ, chẳng hạn như quả táo đỏ, quả bóng xanh, chú vịt vàng…
............................................................................................................................

Giới thiệu một số dụng cụ trong phương pháp Montessori

Unknown | 11:02 PM | 0 comments
............................................................................................................................

Read It Yourself - Alice In Wonderland

Unknown | 9:25 PM | 0 comments

 Link download : http://www.mediafire.com/?944ab4vcf37y9jg
............................................................................................................................

Read It Yourself - Aladdin

Unknown | 5:48 PM | 0 comments

Link download http://www.mediafire.com/?mndxi91cccp7fy4
............................................................................................................................

Những nguyên tắc khi tự dạy theo phương pháp Montessori

Unknown | 1:20 AM | 0 comments
Những nguyên tắc khi tự dạy theo phương pháp Montessori:
1. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ 3 giờ cho 1 lần dạy mà không bị gián đoạn( buổi sáng hoặc chiều). Trẻ em cần thời gian này để tự học cách chơi. Bạn phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho buổi học tiếp theo ( vào cuối buổi hôm nay)

2. Hãy để trẻ em tự kiểm soát việc học của chúng. Bạn phải chờ đến khi bọn trẻ yêu cầu bạn giúp đỡ chúng làm thế nào để sử dụng các dụng cụ. Hãy để chúng tự do và không có một giới hạn thời gian nào cho bất cứ dụng cụ nào.

3. Không sửa bất cứ sai lầm nào của bọn trẻ, ngược lại hãy tôn trọng công việc của chúng. Montessori nhấn mạnh vào sự sáng tạo hơn là sự chính xác. Không có sự chấm điểm nào cả. Montessori không có hình phạt lẫn phần thưởng.

4. Hãy ghi nhớ xây dựng tính cách cho trẻ quan trọng hơn là xây dựng các kỹ năng. Trẻ em học cách tự làm những việc bằng chính sức của mình ngay cả việc được coi là khó khăn hoặc nguy hiểm như quét nhà, sử dụng búa đóng đinh hoặc làm vườn. Đây là những nhiệm vụ quan trọng để cung cấp cho chúng tình yêu trong công việc, sự cố gắng và sự tự tin.

Công Khánh lược dịch từ ehow.com
............................................................................................................................

The Bit of Intelligence Card

Unknown | 7:52 AM | 16comments


Những nguyên tắc làm thẻ:
1. It must have accurate detail;
2. It must be one item only;
3. It must be specifically named;
4. It must be new;
5. It must be large;
6. It must be clear.

Nếu các bạn đã đọc cuốn "How to Give Your Baby Encyclopedic Knowledge" của Glenn Doman chắc hẳn các bạn rất muốn làm ngay những "The Bit of Intelligence card" cho con mình. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn tư liệu để làm những card thông minh này. Thẻ hình được làm sẵn 2 hình / 1 tờ giấy A4. Chỉ việc in ra và áp dụng ngay. Ở đây có tổng cộng 180 tờ A4 tương đương với 360 thẻ thông minh. Cám ơn mẹ Hạnh đã cung cấp tài liệu này.

Link download : http://www.mediafire.com/?a31toz9l7awjgmc

............................................................................................................................

How to Multiply Your Baby's Intelligence

Unknown | 1:54 AM | 0 comments


Thật ra đây chính là cuốn sách tổng hợp từ những cuốn sách trước của Glenn Doman :

1. how to teach your baby to read

2. how to give your baby encyclopedic knowledge

3. how to teach your baby math

Các phần trình bày khá súc tích và đầy đủ phương pháp. Các bạn chỉ cần đọc cuốn này thay cho 3 cuốn trên là đủ
Linh download : http://www.mediafire.com/?vftd1njwgdfbddg
............................................................................................................................

Ý tưởng làm đồ chơi cho trẻ

Unknown | 1:53 AM | 0 comments
Bạn không cần phải luôn luôn cho con bạn các vật liệu mới toanh để làm đồ chơi. Sử dụng các vật dụng hàng ngày là một cách tuyệt vời để khuyến khích phát triển sáng tạo.

* Sử dụng lõi giấy vệ sinh hoặc chai nước ép trái cây nhỏ bằng nhựa để làm thành viên trong gia đình. Vẽ mặt, dán giấy vào làm quần áo, dùng len làm tóc…Khi bạn đã hoàn tất việc sáng tạo ra các thành viên trong gia đình, con của bạn có thể sử dụng các đồ chơi mới này để tạo ra những câu chuyện kể.

* Vào mùa thu, chúng ta có thể sưu tầm lá rụng để vẽ, dán vào giấy hoặc nhúng vào sơn…

* Dùng các nắp nhựa nhỏ, các đồ làm bếp hay các đồ kim chỉ đinh ốc để làm đồ trang sức

- Làm nhà búp bê đơn giản cho bé:
* Dùng một hộp các tông rất lớn, bằng kích cỡ hộp đựng tivi hoặc máy tính

* Cắt cửa sổ và cửa ra vào

* Hãy để trẻ vẽ thành hình viên gạch, khung cửa sổ và cửa ra vào. Con bạn cũng có thể dính các đồ trang trí khác vào (nếu cần, bạn có thể giúp đỡ).

- Ống nhòm tự tạo
* Dùng keo hoặc băng dính để dán hai lõi giấy vệ sinh vào với nhau

* Đục một lỗ để buộc dây vào

* Hướng ra công viên hoặc vườn để tìm chim (hoặc thứ gì đó khác đi)

- Vận động và khiêu vũ
* Đầu tiên là khởi động

* Bật bản nhạc có thể làm con bạn vận động. Không nhất thiết phải là âm nhạc đặc biệt dành cho trẻ em mặc dù nhạc jazz hiện đại có thể sẽ không phù hợp lắm.
* Xuống đất cùng bọn trẻ và bắt đầu bò, trựơt ngồi và chơi cùng nhau. Hoạt động này liên quan đến toàn bộ cơ thể và hãy chuẩn bị cho con bạn (và bạn) cho một số trò chơi chuyển động và âm nhạc.

* Trong khi bạn đang di chuyển, bạn có thể hát, hoặc đập vào một cái hộp với một thìa gỗ, chơi đồ chơi, …. bất cứ điều gì mà bọn trẻ thích.

Chơi đồ hàng
Trẻ em rất thích chơi đồ hàng. Chúng thường tận hưởng các trò chơi về những điều rất quen thuộc mà chúng xem như là một phần của cuộc sống hàng ngày. Bạn hãy thử chơi với chúng các trò như ru em ngủ, thay đồ hay xách làn đi chợ…

Trò chơi âm nhạc
Âm nhạc, kịch và múa tất cả đều có thể được kết hợp trong trò chơi âm nhạc. Như với tất cả các hoạt động sáng tạo và nghệ thuật ở lứa tuổi này, quá trình rất đơn giản. Và quan trọng là phải làm cho mọi việc thật đơn giản.
Bạn không cần phải dành nhiều thời gian đặc biệt trong ngày để chơi trò chơi âm nhạc. Bạn có thể làm cho nó thành một phần của công việc khác. Chẳng hạn bạn có thể hát những giai điệu đơn giản hay những bài hát tự sáng tạo ngộ nghĩnh trong khi bạn đang thay tã hoặc tắm cho con, khi đang cho con ăn sáng và vv.

Dưới đây là một số ý tưởng để bạn bắt đầu
* Hãy để con bạn chơi, làm ồn và sáng tạo âm nhạc với các loại nhạc cụ do bạn mua hoặc tự chế tạo ra. Chọn các loại đồ chơi có tiếng kêu và chuông mà an toàn và thoải mái cho con của bạn chơi. Quá nhiều âm thanh có thể gây khó khăn cho trẻ.

* Cố gắng để kết hợp với con khi bạn hát. Con bạn có thể sẽ không hát trong giai điệu - hoặc thời gian - với bạn, nhưng vẫn đựơc. Kỹ năng về giai điệu và âm nhạc thường phát triển chậm.

* Đưa cho con bạn các loại đạo cụ đơn giản như chiếc khăn quàng ,khăn tay, nón, mũ, con rối và các nhạc cụ để sử dụng trong các hoạt động âm nhạc.

* Giới thiệu cho con bạn các bài hát hài hước và đang phổ biến để trẻ tận hưởng, ví dụ các bài hát: ‘Heads and Shoulders, Knees and Toes’, ‘Dr Knickerbocker’ and ‘This Old Man’.

* Một hoạt động có tính giai điệu, lặp đi lặp lại và đơn giản, chẳng hạn như vỗ tay, giẫm nhẹ, chỉ trỏ hoặc lắc người khuyến khích và hỗ trợ ca hát. Hoặc bạn có thể thử các bài hát có liên quan đến vỗ tay như ‘Pat-a-cake’ and ‘If You’re happy and You Know It’

* Hát cho con bạn nghe những bài hát về các loài động vật, sự kiện, câu chuyện hoặc con người, chẳng hạn như các bài hát Five Little Ducks’, ‘Michael Finnegan’, ‘Train is a-Coming’.

* Kể tên các loại nhạc cụ bạn đang sử dụng và nói về sự khác biệt trong âm thanh và cách chơi.

* Khuyến khích trẻ em để lắng nghe giọng hát của bạn hay diễn biến của âm nhạc. Điều này giúp phát triển kỹ năng bắt chước tiếng nói và âm thanh (thú vật, chim, máy móc và vv).
............................................................................................................................

Phương pháp dạy tiếng Anh của caodiu

Unknown | 12:31 AM | 1comments
Em có cháu hơn 3 tuổi, cũng tìm hiểu rất kỹ về việc học tiếng anh, phương pháp học tiếng anh cho trẻ, trong quá trình tìm kiếm em đọc được bài này thấy rất tâm đắc, post lên đây để chia sẻ cùng các mẹ. (Giờ cháu em đã đi học ở Trung tâm ngoại ngữ rồi, em cũng thấy trung tâm này rất ok, bé học hiệu quả, quan trọng hơn nữa là bé rất thích)

"Các nguyên tắc học ngoại ngữ chính:

1. Học càng sớm càng tốt. Một số ý kiến cứ nói là trẻ con nhỏ biết gì mà học, tiếng Việt còn chưa sõi... Các bố mẹ có biết là hiện tại, ở đâu tôi không nhớ, hôm nọ đọc trên CNN hay gì đó, có trường dạy ngoại ngữ cho trẻ 6 tháng tuổi không, và waiting list thì thôi rồi, cung không đủ cầu. Đơn giản bố mẹ cứ đặt con mình vào địa vị một đứa con lai, nó phát triển 2 ngôn ngữ cùng một lúc và đồng đều như nhau (với một điều kiện, sẽ giải thích sau), vì nó tiếp xúc với hai ngôn ngữ từ khi nó mới sinh ra. Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác.

2. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ: Lại nói về con lai, đúng là có những đứa nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn, và tốt như nhau, còn có những đứa lại bị loạn ngôn ngữ. Một vấn đề rất đơn giản thôi: Bố mẹ nói lẫn lộn. Nếu bố là người Anh chỉ nói tiếng Anh với con và nếu mẹ người Việt chỉ nói tiếng Việt không thì đứa bé sẽ phát triển được hai ngôn ngữ song song như thế, ngược lại nếu cả bố lẫn mẹ dùng cả hai thứ tiếng lẫn lộn ngay từ khi con còn bé thì hậu quả loạn ngôn ngữ là vô cùng cao, vì khi đó não bộ đứa trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau, và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết nhất khi con người cần giao tiếp với nhau: nếu đứa trẻ biết mẹ nó chỉ hiểu tiếng Việt, nó sẽ phải tập nói tiếng Việt để mẹ nó hiểu nó, tương tự với bố...Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ từ khi còn rất là nhỏ (ví dụ bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh, hay không có khả năng thuê một cô bảo mẫu nói tiếng Anh từ khi con còn rất bé, hay môi trường không cho phép - nếu con bạn là người Việt và bạn đang ở nước ngoài chẳng hạn, thì đó là môi trường lý tưởng để phát triển hai ngôn ngữ song song) hãy đợi con đến 3-4 tuổi và bắt đầu, thì chúng nó sẽ biết được đấy là ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt đã khá là phát triển.

3. Học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức cái nội dung cần truyền tải. Ví dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link thẳng cái object đấy với cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải NGHĨ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I want that apple, chứ không phải nó sẽ nghĩ là: mình muốn quả táo đó, phải nói là Tôi muốn quả táo đó, tức là I want that apple và sau đó thì mới nói ra. Lúc chúng tôi sang Nga thì đã học một năm dự bị ở nhà, và các nước khác thì họ không học ở nhà trước như VN, sang đến bên Nga họ chẳng có một tý vốn nào, nhưng mà họ học nhanh hơn và khả năng bật cao hơn rất nhiều, đơn giản như tôi đã giải thích ở trên, họ link thẳng mọi thứ đến ngôn ngữ, không phải qua bất cứ một cái cầu nối nào.

4. Học ngoại ngữ phải kiên trì: Một số bố mẹ cho con đi học thì rất sốt ruột muốn biết kết quả ngay, phải biết con biết từ này và nói được câu này. Vô hình chung là đầy đọa mình và con mình đấy, vì hầu hết không có super kid, tất cả theo một quỹ đạo rất bình thường: mưa lâu thấm dần, và nó chỉ nói khi nó thấy cần thiết, hay khi nó thích...Con tôi sang Úc 3 tháng chẳng thốt lên một từ nào, mẹ cũng kệ, chỉ cho nó xem đĩa tiếng Anh, nói tiếng Anh với nó, giải thích bằng tiếng Anh, hiểu đến đâu thì hiểu, đến lớp thì 1 tuần đầu người ta cho phiên dịch đến, được một tuần mẹ cháu yêu cầu thôi mặc dù chính phủ trả tiền, và nó tự xoay xở. Cho đến một hôm dẫn nó đến nhà bạn chơi thì thấy nó tuôn ra cả tràng, accent đặc Úc. Bất ngờ quá, và từ đó thì nó còn yêu cầu mẹ là không dùng tiếng Việt với nó, hậu quả là khi về nhà phải mất 2 tháng mới nói lại được tiếng Việt. Vì thế, bố mẹ đừng có sốt ruột, lúc nào nó bật ra thì nó sẽ bật ra, còn không, nó vẫn đâu đó trong đầu chúng nó đấy.

5. Học chuẩn ngay từ đầu: Accent không quan trọng, người ta có thể nói giọng Úc, giọng Mỹ, giọng Sing... nhưng apple phát âm phải là apple. Thiết nghĩ là bố mẹ đừng quá câu nệ người bản xứ với không bản xứ một cách thái quá. Được bản xứ mà có chứng chỉ là quá tốt rồi nhưng bây giờ Tây ba lô nhiều lắm. Người nước ngoài với một giọng chuẩn là ổn, vì người nước ngoài có 2 lợi thế hơn so với người Việt: trẻ con bắt buộc phải nghe và hiểu họ vì họ không nói và không hiểu được tiếng Việt (khả năng phản xạ đã nói ở trên); và nói gì thì nói, phương pháp dạy của họ luôn tiên tiến hơn, họ cũng giỏi khuấy động phong trào hơn người Việt mình, không ngại nhảy, không ngại hát, không ngại nói và họ vẫn có 1 lợi thế hơn với các giáo viên bản xứ đấy: họ thường có bằng cấp tử tế hơn và có kinh nghiệm của bản thân mình khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2!!! Nói thế không phải là người Việt mình tiếng Anh không giỏi, đơn giản là giáo viên Việt Nam có giọng chuẩn thì hầu hết phải tu nghiệp tốt nghiệp ở nước ngoài, mà những người đó về thì 1/không đi dạy tiếng Anh giá thấp, giá của họ cũng phải bằng người nước ngoài, mà image thì lại không bằng người nước ngoài vì không phải mác bản xứ; 2/họ thường chỉ dạy đại học hay các khóa học cao cấp;3/khả năng tạo fun của họ vẫn kém người nước ngoài!!! Túm lại: vẫn phải người không phải Việt Nam dạy cho trẻ em là tốt nhất.

6. Học dưới nhiều hình thức: Cứ tưởng tượng con bạn ở nước ngoài, nó sẽ giao tiếp với người nước ngoài, nó sẽ xem TV nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài...Vậy nên hãy cố tạo cho con bạn một môi trường ngôn ngữ như thế: Xem TV bằng tiếng Anh (đĩa, cable TV), nghe nhạc tiếng Anh, kể cả nhạc người lớn, giao tiếp với người nước ngoài (đi học, đi giao lưu). Mà cũng đừng bắt con chỉ xem mấy cái đĩa học Tiếng Anh, nhanh chán lắm, cho chúng nó xem phim bằng tiếng Anh là ổn nhất. Một công đôi việc đấy: 1/chúng nó phải suy nghĩ và đoán khi chúng nó không hiểu, làm giảm tác hại của TV là hạn chế sức suy nghĩ của con người; 2/học tiếng Anh qua nội dung (content-based) mà lại hấp dẫn. Nếu con bạn không thích xem, hãy khuyến khích chúng nó bằng cách ngồi cạnh và sau đó thì kể thêm về các nhân vật đó, và để cái interest của chúng nó luôn luôn nóng hổi, hãy chọn các phim có nhiều series, kiểu như pooh hay barbie, hay strawberry shortcake, hay totally spices dang chieu tren disney channel, nhân vật thân thuộc nhưng sự kiện lại luôn luôn mới. Máy tính và internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi bằng tiếng Anh cũng tốt vì chúng nó phải nghe và làm theo instructions ở đó, và điều căn bản là chúng nó thích. Vấn đề hạn chế thế nào thì bố mẹ biết rồi.

7. Điều không nên làm: Đừng bao giờ hỏi con quả táo bằng tiếng Anh là gì con nhỉ nhé. Điều tối kỵ đấy. Thay vào đấy, cầm quả táo lên và hỏi: What is this?"
............................................................................................................................

Phương pháp dạy tiếng Anh của mẹ Breezy

Unknown | 7:42 PM | 0 comments
Sau 3 tháng bắt đầu học tiếng Anh bằng cách mình trò chuyện với con bằng tiếng Anh và lặp đi lặp lại từ đơn giản đến câu dần dần phức tạp hơn. Con em không đi học ở trường cũng như trung tâm ạ. Nói chung dạy con tiếng Anh cũng y như lúc dạy con bập bẹ tiếng Việt vậy ạ.

 
............................................................................................................................

Phương pháp dạy dot card

Unknown | 6:39 PM | 0 comments
 

   
............................................................................................................................

Super simple songs christmas

Unknown | 7:42 AM | 0 comments


Super simple songs phiên bản christmas rất vui nhộn nha các bạn

Link download : http://www.mediafire.com/?ce741lz2ch4ki
............................................................................................................................

Super simple songs

Unknown | 7:33 AM | 0 comments


Disc 1: http://www.mediafire.com/?8oz5h7b9qef93
............................................................................................................................

Montessori and early childhood

Unknown | 6:04 AM | 0 comments


Giới thiệu tác giả:
Susan Feez là một giảng viên tại trường đại học New England (Armidale, NSW, Úc), giảng dạy trong lĩnh vực ngôn ngữ và đọc viết .
Susan nắm giữ hai văn bằng trong giáo dục Montessori từ Hiệp hội Montessori Quốc tế (AMI) - Casa dei Bambini (Sydney) và trường tiểu học (Bergamo, Italy) và đã làm việc trong một loạt các lớp học Montessori. Sở thích nghiên cứu của cô bao gồm giáo dục Montessori, giáo dục ngôn ngữ học, thiết kế chương trình giảng dạy, phương pháp sư phạm biết đọc biết viết và xã hội ký hiệu học.

Chương 1: Giới thiệu Tiến sĩ Maria Montessori. Bà tin rằng thúc đẩy trẻ tự nổ lực là nền tảng tiên phong của phương pháp giáo dục.

Chương 2: Bắt đầu bằng một chuyến đi thăm một lớp học Montessori cho trẻ em từ 3-6 tuổi. Chuyến viếng thăm này là tài liệu nghiên cứu trong suốt cuốn sách để minh họa cho các khái niệm quan trọng khi chúng được giới thiệu. Giáo viên Montessori được đào tạo để quan sát cẩn thận trẻ em tự do hoạt động. Sự quan sát này sẽ giúp họ tạo môi trường học tập cho trẻ.

Chương 3 ( tiếp tục cập nhật)

link download : mediafire.com
............................................................................................................................

Kho thóc của mẹ PPMM

Unknown | 8:47 AM | 0 comments


Mình đưa lên mediafile để mọi người tải về nhanh hơn. Have fun!

Linh download : http://www.mediafire.com/?sspijqkh6jlm1
............................................................................................................................

Fact scope: Animal world

Unknown | 8:01 AM | 0 comments


Link download : http://mediafire.com/?h4r284z4hpc4j44
............................................................................................................................

Duck ( see how they grow)

Unknown | 7:54 AM | 0 comments


Link download: http://mediafire.com/?pm9rl897zlvtcdl
............................................................................................................................

Chick (See How They Grow)

Unknown | 5:48 PM | 0 comments



Link download http://mediafire.com/?r0n7i4c4122cksv
............................................................................................................................

Frog (See How They Grow)

Unknown | 1:41 AM | 0 comments


Link download http://www.mediafire.com/?w79hypxkocmdc5c
............................................................................................................................

Little Critter's Day

Unknown | 5:10 PM | 0 comments


Link tham khảo: http://www.amazon.com/Little-Critters-Critter-Board-Books/dp/0307061078/ref=sr_1_8?s=books&ie=UTF8&qid=1323479193&sr=1-8

Link download: http://mediafire.com/?arkrisyi33hh23a
............................................................................................................................

Corduroy's busy street

Unknown | 5:04 PM | 0 comments




Link tham khảo : http://www.amazon.com/s/ref=nb_sb_noss?url=search-alias%3Dstripbooks&field-keywords=Corduroy+Busy+Street&x=0&y=0

Link download: http://mediafire.com/?33rto83en6l6oxp
............................................................................................................................

Corduroy Goes to the Doctor

Unknown | 4:56 PM | 0 comments
Link tham khảo: http://www.amazon.com/Corduroy-Goes-Doctor-Format-CORDUROY/dp/B002E9N4OY/ref=sr_1_2?ie=UTF8&qid=1323478455&sr=8-2

Link download: http://mediafire.com/?v8dd109dh9l21v3
............................................................................................................................

Dạy trẻ tư duy

Unknown | 8:48 AM | 0 comments
Dạy trẻ bằng cách đặt các câu hỏi là một kỹ năng rất quan trọng đối với sự phát triễn tư duy cho trẻ. Các mẹ hãy download các file này về và áp dụng nhé. Mình chẳng biết tác giả là ai để đưa vào bài này thôi thì thanks tác giả vậy nhé.
http://mediafire.com/?idmuk5fk52mb5s5
http://mediafire.com/?cy54p84jxprxtcb
http://mediafire.com/?w25t2ny22p26gv9
http://mediafire.com/?mae6fal4re7dx6e
http://mediafire.com/?6mf7s0bgvcj7k47
............................................................................................................................

Winnie the pooh: A Reel Fishy Story

Unknown | 8:26 PM | 0 comments


Link tham khảo :http://www.amazon.com/Fishy-Story-WINNIE-FRIENDS-BOARD/dp/B000GRH3HU/ref=sr_1_2?s=books&ie=UTF8&qid=1323404747&sr=1-2

Link download : http://www.mediafire.com/?9pyyd7u2i33kjm4
............................................................................................................................

Winnie the Pooh: and the Blustery Day

Unknown | 8:19 PM | 0 comments


Từ hôm nay mình bắt đầu mở chuyên mục mới đó là truyện tiếng anh cho trẻ em. Mình sẽ cố gắng up thường xuyên. Hôm nay là truyện The Blustery Day.

Link tham khảo :http://www.amazon.com/Walt-Disneys-Winnie-Pooh-Blustery/dp/1562824880/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1323403619&sr=1-1
Book Description:
On a very windy, blustery day, Pooh comes to the rescue when Piglet is swept off his feet and into the sky, with Pooh hanging desperately onto a thread from his scarf.

Link download : http://www.mediafire.com/?com20a1y0zm1mbx

Các bạn có thể in ra cho con xem hoặc cho xem trực tiếp bằng máy tính bảng Kindle Fire.
............................................................................................................................

This is the Turkey

Unknown | 7:52 PM | 0 comments


Link tham khảo : http://www.amazon.com/This-Turkey-Abby-Levine/dp/0807578886
Book Description
Age Level: 3 and up
Max is excited about the big turkey he has picked out for his family's Thanksgiving dinner. He and his sister help prepare the fixings, and soon his friends and relatives bring their own dishes and merriment. At last, it's time to bring in Max's turkey. But watch out! Mom steps on a toy car and the turkey goes flying--landing in the fishtank! How can there be Thanksgiving without a turkey?

Link download : http://www.mediafire.com/?23bw1yu35dcu7wk

Các bạn có thể in ra cho con xem hoặc cho xem trực tiếp bằng máy tính bảng Kindle Fire.
............................................................................................................................

Flash Card

Unknown | 7:38 AM | 1comments
Flash card tự làm:
Khổ giấy : 11x30cm dày 1mm (giấy 500)




 
............................................................................................................................

How to teach your baby math

Unknown | 1:15 AM | 0 comments

I. Dụng cụ
Dụng cụ : 1 bộ dot card gồm 101 thẻ.
Cách làm: cắt 101 giấy bìa cứng kích thướt 30x30cm dày 1cm. Cắt decal 5050 chấm đường kính 2cm.
Cách dán: không được dán thẳng hàng, khoảng cách các chấm không được đều nhau. Dán từ trong ra ngoài.
II. Phương pháp dạy
0. Bắt đầu dạy trẻ từ 0-3 tháng.
Giai đoạn này bạn nên làm 1 bộ 30 thẻ decal đường kính 1,5" = 4cm. Dạy hết bộ thẻ này rồi chuyển sang bộ 100 thẻ đường kính 2cm.
1. Bắt đầu dạy trẻ từ 3-6 tháng
Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin hãy đọc phần đúng độ tuổi của trẻ rồi quay lại đọc phần này.
Ngày đầu tiên: Soạn sẵn 10 thẻ từ 1-10. Cầm thẻ 1 lên vừa cho xem vừa đọc to rõ “một”. Xoay 1 cạnh tiếp tục đọc “một. Như vậy 1 thẻ trẻ sẽ được nghe 4 lần cho mỗi thẻ. Lần đầu tiên cho trẻ nhìn thẻ từ 1-10 theo đúng thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự. Mỗi ngày cho xem ít nhất là 3 lần.


Ngày thứ 2 đến ngày thứ 5: cũng cho trẻ nhìn từ 1-10 nhưng không theo thứ tự. Lưu ý là số ngày này không cố định. Khi cảm thấy trẻ không chú ý thì lập tức thay thẻ theo nguyên tắc dưới đây.


Ngày thứ 6: bỏ 2 thẻ 1 và 2, cho thêm 2 thẻ 11 và 12 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự


Ngày thứ 7: bỏ 2 thẻ 3 và 4, cho thêm 2 thẻ 13 và 14 vào. Lần đầu tiên cho nhìn theo thứ tự. Các lần khác trong ngày không theo thứ tự

Tương tự như vậy đến ngày thứ 10: vẫn cho xem 10 thẻ từ 11 đến 20. Như vậy là ngày nào cũng cho xem 10 thẻ (bỏ 2 thẻ nhỏ thêm 2 thẻ lớn). Đồng thời bắt đầu cho xem phương trình. Bắt đầu bằng phép cộng. Một lần cho xem 3 phương trình ví dụ : 3+5=8, 10+6=16, 4+7=11. Mỗi ngày cho xem 3 lần ngay sau khi cho xem 10 thẻ. Ba lần cho xem các phương trình đều khác nhau. Như vậy 1 ngày trẻ sẽ được xem 10 thẻ và 9 phương trình. Cách cho xem phương trình như sau: cầm thẻ 3 lên đọc “ba”, bỏ thẻ 3 xuống đọc “cộng”, cầm thẻ 5 lên đọc “năm”, bỏ thẻ 5 xuống đọc “bằng” cầm thẻ 8 lên đọc “tám. Phép cộng chỉ nằm trong khoảng 20 thẻ đầu. Bạn đừng lo là hết phép tính . Chỉ với 20 thẻ bạn có tới 190 phép tính cộng. Lưu ý là không được xếp 3 phép cộng theo thứ tự lien tiếp như sau: 1+1=2, 1+2=3, 1+3=4 mà các phép cộng được xếp ngẫu nhiên. Có thể tham khảo các phép sau đây:

Ngày 11: 1+12=13, 4+5=9, 16+3=19. Các thẻ từ 13 đến 22.

Ngày 12: 2+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 15 đến 24.

Ngày 13: 3+7=10, 1+5=6, 8+9=17. Các thẻ từ 17 đến 26.

Ngày 14: 3+9=11, 8+5=13, 10+9=19. Các thẻ từ 19 đến 28.

Ngày 15: 1+2=3, 4+16=20, 6+9=15. Các thẻ từ 21 đến 32.

Ngày 16: 2+16=18, 1+11=12, 2+3=5. Các thẻ từ 23 đến 34.

Ngày thứ 17: Khi trẻ đã học phép cộng được 1 tuần thì lập tức cho chuyển sang học phép trừ cũng tương tự phép cộng. Chỉ sử dụng 20 thẻ đầu tiên cho phép trừ.

Ngày thứ 24: Như vậy đến đây trẻ đã biết 48 thẻ và 2 phép cộng trừ đơn giản.Bây giờ bạn có thể cho học phép cộng hoặc trừ đến 48. Ví dụ 1 ngày cho coi 3 lần. Một lần 3 phép như sau:

20+4=24, 19+10=29, 40-10=30. Một ngày trẻ được xem 9 phương trình cả cộng cả trừ.

Làm tương tự trong 1 tuần.

Ngày thứ 31: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 62. Lập tức chuyển qua phép nhân. Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép nhân ví dụ : 2x3=6, 5x6=30, 9x4=36.

Ngày thứ 38: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 76. Lập tức chuyển qua phép chia chẵn (chú ý không được giới thiệu phép chia có dư). Một ngày cho xem 3 lần, 1 lần 3 phép chia ví dụ : 18/3=6, 72/8=9, 6/3=2.

Ngày thứ 45: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đến thẻ 90. Bây giờ ta có thể dạy cả phép chia và phép nhân chung 1 ngày. Ví dụ như: 24/8=3, 3x5=15, 90/3=30.

Ngày thứ 50: Đến đây trẻ đã được giới thiệu đủ 100 thẻ. Đến đây bạn có thể dạy tất cả những gì bạn muốn. Tất cả các phép cộng trừ nhân chia sử dụng đến thẻ 100. Kể cả phép cộng hoặc nhân với 0. Bạn không cần phải giới thiệu lại các thẻ nữa. Mỗi ngày giới thiệu 9 phương trình. Chú ý đừng để thẻ nào lâu quá không xài.

2. Bắt đầu dạy trẻ từ 6-12 tháng


Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin bỏ qua phần này và đọc phần tiếp theo.

Ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có sở thích và sở ghét. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn từ 3-6 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nếu trẻ không chú ý thì bạn bỏ bớt giai đoạn đọc 4 lần 1 thẻ. Bạn chỉ cần giơ 1 thẻ lên đọc một lần duy nhất. Tốc độ nhanh lên và số lần xem 1 ngày cũng nhiều hơn có thể là 4 hoặc 5 lần.

3. Bắt đầu dạy trẻ từ 12-24 tháng.

Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn xin bỏ qua phần này và đọc phần tiếp theo.

Ở giai đoạn này trẻ cực kì hiếu động. Việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-12 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Một ngày chỉ nên học 7 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ, thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 5 lần.

4. Bắt đầu dạy trẻ từ 24-30 tháng.

Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn thì phương pháp này không còn thích hợp cho trẻ nữa. Bạn nên tìm phương pháp khác dạy sẽ tốt hơn.

Ở giai đoạn này trẻ muốn tự mình khám phá. Vì vậy việc dạy sẽ khó hơn rất nhiều so với trẻ bắt đầu từ 3-24 tháng. Bạn vẫn áp dụng trình tự giống như trẻ từ 3-6 tháng. Nhưng giới thiệu 1 thẻ chỉ cần cho đọc 1 lần thay vì 4 lần. Tốc độ phải nhanh (1 giây 1 thẻ). Một ngày chỉ giới thiệu 5 thẻ (bỏ 2 thẻ cũ thêm 2 thẻ mới). Bạn cũng phải kiên nhẫn hơn giai đoạn 6-12 tháng đó là 1 ngày phải cho trẻ xem ít nhất là 8 lần và tốt nhất là 10 lần.

III. Các nguyên tắc khi dạy
1. Bắt đầu càng sớm càng tốt.
2. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu trước khi bắt đầu.
3. Chỉ dạy khi trẻ vui vẻ.
4. Không kiểm tra trẻ xem có nhớ hay không.
Công Khánh tổng hợp và biên soạn
............................................................................................................................

Các quãng nhạc

Unknown | 3:11 AM | 0 comments

Các quãng nhạc cơ bản 

Firsts
 Seconds
 Thirds
 Fourths
 Fifths
 Sixths
Sevenths

Các quãng nhạc đặc biệt
 Second major


 Third major


 Perfect fourth


 Perfect fifth


 Sixth major

 Seventh major


Perfect octave

Cậu bé 10 tuổi xuất bản tiểu thuyết giả tưởng

Unknown | 6:42 PM | 0 comments
Nguyễn Bình - cậu học sinh lớp 5B tiểu học Nghĩa Tân, Hà Nội - vừa ra mắt tiểu thuyết 'Cuộc chiến với Hành tinh Fantom'. Sách là thế giới tưởng tượng kỳ thú, được viết bằng văn phong hóm hỉnh, chững chạc cùng vốn kiến thức phong phú.
Sáng 20/11, tại trụ sở NXB Trẻ ở TP HCM, Nguyễn Bình, cậu bé 10 tuổi, tác giả cuốn sách Cuộc chiến với Hành tinh Fantom có buổi ra mắt tiểu thuyết đầu tay và giao lưu với độc giả.
"Cuộc chiến với Hành tinh Fantom" dày gần 200 trang, nói về trận giao tranh để bảo vệ trái đất giữa một nhóm bạn trẻ người Mỹ với các thế lực đến từ hành tinh Bóng ma. Ngoài việc nhân vật trong cuốn sách là người Mỹ, truyện còn lấy bối cảnh ở nhiều nước như: Hy Lạp, Italy, Peru... Người kể truyện trong sách là nhân vật tôi, tên Frank William Wells, thủ lĩnh của Hội Earth gồm các thành viên: Michael John Henderson, George Abraham Carroll, Sarah Margaret Adams... Hai nhân vật đại diện người ngoài hành tinh là: Bejeweled và Cakkratge.

Tác giả 10 tuổi (phải) tặng sách cho một độc giả "nhí". Nguyễn Bình cho biết, cậu viết sách vì yêu thích chứ chưa có ý định trở thành nhà văn. Cậu có sở thích là say mê tìm hiểu về các loại chó trên thế giới. Tác giả nhí cũng có thể bắt chước tiếng sủa của nhiều loại chó khác nhau.
Cuốn tiểu thuyết được viết với một văn phong gãy gọn, linh hoạt, miêu tả tâm lý nhân vật cũng như hành động và ngoại cảnh sinh động, phong phú. Không chỉ vậy, kiến thức về lĩnh vực khoa học xã hội, các địa danh lịch sử, tự nhiên của thế giới được người viết đan cài khéo léo vào mạch truyện với nhiều tình tiết, hành động khiến nhiều người đọc khó tin tác phẩm do cậu bé 10 tuổi viết nên. Bên cạnh đó, sách vẫn giữ được giọng văn trẻ con hóm hỉnh.
Câu chuyện của tiểu thuyết giả tưởng này được mở đầu vào buổi sáng đầu tiên khi nhóm bạn của Hội Earth đi du lịch tại Hydra, một hòn đảo nhỏ của Hy Lạp và dần khám phá những bí mật khủng khiếp về UFO (Vật thể bay không xác định) và sự hiện diện của người ngoài hành tinh trên trái đất. Sách viết: "... Các nhà khoa học vẫn nghiên cứu về UFO, báo chí vẫn tiếp tục đưa tin. Còn trẻ con vẫn tiếp tục ao ước và hy vọng một ngày nào đó, chúng sẽ được tận mắt chứng kiến UFO, được bắt tay và trò chuyện với những người ngoài hành tinh, trò chuyện thân thiết như bạn bè (dù họ sử dụng ngôn ngữ gì thì tôi không biết đâu nhé!), thậm chí cùng đi nghe hòa nhạc, xem phim với họ. Trẻ con tin rằng người ngoài hành tinh cũng giống như người Trái đất, nghĩa là có người tốt - kẻ xấu, kẻ giàu - người nghèo...".

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: "... đối với Nguyễn Bình, viết văn đâu có phải một việc dễ dàng, cứ nghĩ gì thì nói thế. Cậu đã lao động nghệ thuật rất nghiêm túc như một nhà văn và nhà khảo cứu đích thực...".
Ở trang cuối sách, Nguyễn Bình dùng một cái kết mở khá ấn tượng: "... Hilter chết năm 1945 do bị bắn thẳng vào miệng. H.G. Wells (một nhà văn Anh nổi tiếng với truyện khoa học viễn tưởng mà nhân vật tôi trong truyện tự nhận là có họ hàng với ông) chết năm 1946. Người ta cũng hay kể rằng vào vài năm cuối đời, H.G.Wells đã không rời khỏi phòng của mình. Có phải trong thời gian đó, ông ấy tìm cách quay trở về ngày 30/4/1945 để ám sát Hitler bằng cỗ máy thời gian?..."
Tại buổi giao lưu vào sáng 20/11, Nguyễn Bình chia sẻ, cuốn sách của cậu lấy cảm hứng từ các nghiên cứu khoa học cho thấy sự sống không chỉ có trên trái đất. Bình xây dựng các nhân vật đều ở tuổi lên 10, đúng tuổi của cậu, để có thể dễ dàng miêu tả lời ăn tiếng nói cũng như tâm lý, suy nghĩ của nhân vật.
Khi được hỏi vì sao không xây dựng nhân vật là người Việt Nam để gần gũi hơn. Cậu bé học lớp 5 cho biết, các địa danh, các sự kiện khoa học do thế giới công bố dễ dàng được tra cứu trên Internet hơn, và khối lượng kiến thức về chúng cũng nhiều hơn, vì vậy cậu chọn phác họa nhân vật và câu truyện theo cách "hướng ngoại".
Nguyễn Bình gọi đây là một series truyện. Sau tập 1 được NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng phát hành, cậu hẹn sẽ còn tiếp tục với bộ truyện, dự kiến đến tập thứ 8.

Nguyễn Bình tinh nghịch trong ngày ra mắt sách ở TP HCM. Bên cạnh là bố, nhà phê bình Nguyễn Hòa.
Ông Phạm Sỹ Sáu, cán bộ NXB Trẻ, người trực tiếp thẩm định bản thảo cuốn Cuộc chiến với hành tinh Fantom cho biết, ông không thể ngờ một cậu bé gần 10 tuổi có thể viết cuốn sách với tiếng Việt khá chuẩn. Khi tiếp xúc với Nguyễn Bình, ông nhận xét cậu rất hiếu động, nghịch ngợm và chưa mất nét trẻ con. "Nguyễn Bình có thái độ làm việc nghiêm túc, rất quan tâm đến việc cho ra đời đứa con tinh thần của mình. Từ Hà Nội, cậu đề nghị NXB gửi cả ảnh minh họa sách ra để chọn lựa và kịp thời điều chỉnh khi ảnh chưa thể hiện đúng ý đồ cậu thể hiện trong sách", ông Sáu nói.
Tại buổi ra mắt, giao lưu sách, mọi người đều tránh nhắc nhiều đến từ "thần đồng". Ngay cả bố của tác giả Nguyễn Bình, nhà phê bình Nguyễn Hòa, cũng cho biết, gia đình ông không ảo tưởng về khả năng đặc biệt của con trai. "Tôi chỉ muốn con mình trở thành một người con ngoan, một công dân tốt. Khi chuẩn bị ra mắt sách cho con, tôi cũng trò chuyện, giải thích để tránh bị ảnh hưởng bởi những lời khen, hay tên gọi "thần đồng". Nhưng Bình bảo bố cứ yên tâm với con về chuyện đó, Bình còn nói đùa: "Thần đồng là thằng đần"", ông Nguyễn Hòa kể.
Bố cậu bé chia sẻ, ông cho con làm quen với Internet từ lúc 4 tuổi và cậu đặc biệt thích sử dụng mạng Internet. Nhờ sự hướng dẫn của bố mẹ, Nguyễn Bình tìm đến mạng Internet như một công cụ tự học hiệu quả.
Mẹ của tác giả Nguyễn Bình cho biết, chỉ trừ đôi chút không bình thường, còn lại, cậu cũng giống như bao đứa trẻ bình thường khác. "Từ việc học hành đến việc viết sách Bình đều độc lập, không phụ thuộc vào bố mẹ cũng không để bố mẹ phải nhắc nhở".
............................................................................................................................
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Hội cha mẹ giáo dục con từ sớm - All Rights Reserved
Template Modify by Creating Website
Proudly powered by Blogger